Lý do điều trị mụn mãi không khỏi

  1. Ngày: 18-07-2019 17:44:26
  2. Lượt xem: 395

Những năm gần đây, việc nổi mụn ở tuổi dậy thì đã không còn là vấn đề hiếm hoi. Tuy nhiên điều đáng chú ý ở đây là có những bạn qua độ tuổi dậy thì rồi vẫn bị mụn, thậm chí mụn vẫn lên chi chít. Nếu bạn đang gặp vấn đề về mụn và không biết tại sao trị mụn mãi không khỏi thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu:

1. Thức khuya, dậy trễ

Đây là thói quen của đa số mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ ở tuổi dậy thì hay tuổi đôi mươi. Tuy nhiên đây hoàn toàn là một thói quen xấu bởi khi thức khuya dậy trễ như vậy, các điều tiết bên trong cơ thể bị rối loạn.


Căng thẳng đầu óc khiến da dễ có mụn

Bên cạnh đó, thức khuya đồng nghĩa với việc bạn đang tự giết mình. Vì sao vậy? Bời vì bắt đầu từ khoảng 11 giờ đêm là cơ thể bạn bắt đầu quá trình đào thải chất độc và tái tạo tế bào. Giai đoạn này chỉ thực hiện khi bạn hoàn toàn nghỉ ngơi. Nếu bạn thức khuya, các giai đoạn sẽ bị trì trệ, thậm chí bị nhảy bước khiến da càng trở nên xấu hơn.

2. Sử dụng thực phẩm không lành mạnh

Ngày nay, việc dùng thức ăn nhanh hay ăn vặt cũng là một chuyện bình thường. Tuy nhiên bạn nên chú ý hạn chế ăn uống bên ngoài vì không những chúng chứa đầy hóa chất mà tỉ lệ dầu mỡ, chất béo cũng cao hơn khi nấu ở nhà.

Nếu bạn bị bệnh béo phì hay bị mụn mãi không khỏi thì chắc chắn một trong những câu bạn luôn phải tự nhắc nhở đó là KHÔNG ĐƯỢC ĂN THỨC ĂN CHỨA NHIỀU DẦU MỠ. Điều đó là đúng, bởi vì ngoài việc gây béo phì, các chất béo còn tích tụ khiến da dầu và nhờn hơn.


Không sử dụng thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ

Một điều đáng lưu ý nữa ở giới trẻ hiện nay là việc ăn cay quá mức. Ăn cay nóng không chỉ giúp tăng tỉ lệ mụn mà còn là gây hại đến dạ dày của bạn nữa. Nên hãy chú ý đến việc ăn uống của mình, nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả mát.

3. Đắp mặt nạ hoặc dùng mỹ phẩm quá nhiều

Việc chăm sóc và cải thiện làn da bằng mặt nạ làm đẹp hay mỹ phẩm vốn không xấu, tuy nhiên bạn tuyệt đối không được lạm dụng. Việc đắp mặt nạ dưỡng da chỉ được phép đắp 1 – 2 lần/tuần, nếu bạn lạm dụng bằng việc ngày nào cũng đắp thì đồng nghĩa với việc bạn đang tạo ra môi trường sinh sôi tốt với vi khuẩn. Khi đắp mặt nạ quá với tần suất quá nhiều, làn da của bạn sẽ kêu gào bằng cách nổi đầy mụn.


Sử dụng mặt nạ đúng cách

Còn về việc lạm dụng mỹ phẩm là khi bạn sử dụng quá nhiều loại mỹ phẩm khác nhau cùng một lúc. Bạn sử dụng nhưng không kiểm tra thành phần nên sẽ hoàn toàn không biết dưỡng chất từ mỹ phẩm này là chất xúc tác với dưỡng chất từ mỹ phẩm kia khiến da ngày một xấu hơn.

4. Chưa biết chăm sóc da

Đầu tiên là vấn đề rửa mặt với sữa rửa mặt. Theo chuyên gia khuyên thì bạn chỉ nên rửa mặt 2 lần/ngày là trước khi đi ngủ để loại bỏ sạch vi khuẩn của một ngày dài và sau khi thức dậy để loại bỏ các tế bào chết cũng như vi khuẩn có trên da khi ngủ dậy. Nếu da bạn nhiều dầu và nhờn, có thể rửa mặt lần 3 vào giữa trưa lúc đi làm về để da được sạch. Tuy nhiên lưu ý KHÔNG RỬA MẶT QUÁ 3 LẦN/NGÀY nếu không muốn da biểu tình.


Rửa mặt chăm sóc da hợp lý

Tiếp theo là vấn đề tẩy tế bào chết. Nhiều bạn cho rằng đây là bước hoàn toàn không quan trọng vì da sẽ tự đào thải và mình sẽ dưỡng da kỹ hơn. Tuy nhiên đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm! Bạn cần tẩy tế bào chết 1 – 2 lần/tuần để đảm bảo da sạch sâu và loại bỏ các tế bào chết mà sữa rửa mặt chưa rửa sạch. Tuy nhiên nếu ngày nào cũng tẩy tế bào chết sẽ khiến da khô do các tế bào chưa kịp tái tạo cùng với đó là da bị bào mòn và mụn lên chi chít và các dưỡng chất từ mỹ phẩm sẽ không thể thấm vào da hết 100%.

5. Không giặt bao gối, ga giường thường xuyên và gội đầu

Chắc các bạn đang thắc mắc việc này thì liên quan gì đến điều trị mụn? Thật ra là có! Bởi khi bạn ngủ, các lỗ chân lông sẽ mở ra để đào thải chất độc, mà da bạn khi ấy tiếp xúc trực tiếp với bao gối, ga giường, đây là thời cơ thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và gây mụn. Vì thế hãy giặt bao gối và ga giường thường xuyên.


Giặt giũ đồ cá nhân thường xuyên

Còn việc gội đầu cũng vậy, tóc cũng là thành phần chính tiếp xúc với da hàng ngày nên hãy giữ tóc sạch để không bị vi khuẩn từ tóc xâm nhập bằng cách gội đầu 2 – 3 lần/tuần (tức là cách 1 – 2 ngày là gội) chứ không gội thường xuyên sẽ hư tóc. Một mẹo cho các bạn điều trị mụn là cột tóc gọn gàng để tránh mọi nguy cơ lây lan vi khuẩn từ tóc.

6. Uống nước và tập thể dục

Uống nước thì chắc ai cũng biết tầm quan trọng của nó. Vì uống nước nhiều lợi tiểu, giúp đào thải chất độc, thanh lọc cơ thể lại khiến tinh thần sảng khoái. Thế nên bạn nên uống 1.5 – 2 lít nước/ngày. Ban đầu có thể rất khó chịu vì cơ thể chưa quen, thường xuyên đi vệ sinh, nhưng sau một vài ngày, mụn trên mặt bạn sẽ giảm rõ rệt. Thêm nữa là khuyên bạn uống 1 – 2 ly nước mỗi buổi sáng rất tốt cho cơ thể.


Luôn uống đủ nước mỗi ngày

Còn về vấn đề tập thể dục nghe chẳng liên quan gì nhỉ? Nhưng thật ra, tập thể dục cũng khiến tinh thần sảng khoái và đẩy nhanh quá trình đào thải chất độc. Bên cạnh đó giúp tuyến mồ hôi không tắc nghẽn và lỗ chân lông không bị bịt giúp giảm mụn.

Hy vọng qua bài viết này bạn đã tìm được nguyên nhân vì sao điều trị mãi mụn vẫn không chịu rời bỏ bạn. Mong rằng bạn sẽ tìm ra cách phù hợp điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt của mình để ngày càng xinh đẹp nhé!

Bài viết khác
Icon Hotline 0916603399 Icon Zalo 0944678833 Icon Messager Messenger Icon Youtube Youtube Icon Instagram Instagram